Kinh nghiệm xây nhà trọn gói bạn nên biết
Việc xây dựng nhà ở là một trong những công việc hết sức quan trọng của mỗi gia đình. Do đó, HAICOM tổng hợp một số kinh nghiệm xây nhà trọn gói được tổng hợp trong các năm thiết kế thi công xây nhà trọn gói để chia sẻ đến gia chủ.
1. Cần biết giám sát kỹ thuật thi công – xây nhà trọn gói của nhà thầu
Tuy việc giám sát kỹ thuật thi công là của nhà thầu, tuy nhiên để đảm bảo công trình được triển khai như mong đợi thì bạn cũng cần tâp đọc bản vẽ và nghiên cứu bản vẽ để có thể check với nhà thầu khi thi công từng hạng mục:
– Phần móng bạn đề nghị đơn vị thi công phải định vị chuẩn coste và mốc theo như giấy phép xây dựng để tránh trường hợp bị tranh chấp do sai lệch với khu đất của người khác đồng thời thuận lợi cho việc hoàn công sau này.
– Kiểm tra kích thước của cốp pha móng như chiều cao, chiều dài hay chiều rộng.
Xây nhà trọn gói cần sự giám sát kỹ công trình ở các khâu quan trọng:
+ Với những ngôi nhà dùng móng băng hay móng đơn bạn cần kiểm tra chiều sâu chôn móng. Thường là tính từ mặt đất tự nhiên khoảng cách của các thanh cốt thép bản vẽ móng và số lượng cố thép trong dầm móng đã được ghi trong bản vẽ kết cấu.
+ Phần móng cọc cần giám sát từ khâu ép cọc, khoảng cách tối thiểu của cọc, cần kiểm tra khoảng cách thép ở trong đài đã đúng bản vẽ chưa, chiều cao đài cọc như thế nào.
+ Về phần thân nhà bạn có thể kiểm tra chiều cao các tầng qua bản vẽ và giám sát kỹ thuật cốt thép dầm, cầu thang, cột. Đồng thời kiểm tra kích thước hình học của cốp pha dầm và cột đảm bảo đúng như thiết kế. Chiều cao bậc cầu thang cần được xây đều đặn.
+ Hệ thống điện nước âm phải lắp đặt chờ sẵn rồi mới đổ bê tông sau đó. Nhớ phải chống thấm ở sân thượng, sàn vệ sinh, mái. Với những công trình lợp mái ngói phải kiểm tra bằng cách tưới nước lên mái ngói để phát hiện ra chỗ thấm hay kiểm tra khi thấy có trời mưa…..
2. Vật liệu xây nhà quyết định chất lượng căn nhà
Vật liệu xây dựng có thể bao gồm: tôn, xi măng, sắt thép, gạch, đá, cát, nước, điện, phụ gia chống thấm,… Dù không can thiệp vào quá trình xây dựng của bên thi công nhưng bạn vẫn cần phải chú ý và nhận biết vật tư qua thương hiệu, logo, màu sắc để khi nhà thầu mang vật tư tới bạn vẫn có thể kiểm soát được chất lượng của chúng mà không mất quá nhiều thời gian.
Việc kiểm tra này giúp bạn tránh được các nhà thầu treo đầu dê bán thịt chó, kiểu báo giá là nguyên vật liệu tốt nhưng khi thi công lại dùng vật liệu kém triển khai.
3. Chú ý kiểm tra chất lượng bê tông cốt thép
– Bạn phải đảm bảo được rằng bê tông đúng chuẩn về khả năng chịu lực, cường độ. Đặc biệt với các công trình như nhà phố, biệt thự thì mác bê tông thường là #250.
– Để biết bê tông có đúng mác hay không bạn có thể dựa vào phiếu giao nhận của nhà cung cấp và yêu cầu lấy mẫu thí nghiệm ở hiện trường rồi gửi đi thử mẫu nếu cảm thấy cần thiết.
– Với cốt thép bạn cần dựa vào bản vẽ kết cấu để giám sát chất lượng thi công của nhà thầu.
– Những yếu tố đặc biệt quan trọng trong thi công cốt thép đó là đặt đúng, cắt đủ, buộc chặt các thanh thép đúng vị trí trong cấu kiện dầm, sàn, cột.
4. Chú ý chất lượng xây thô của công trình
– Lưu ý rằng vữa hồ xây thô cần đảm bảo thì công trình mới đảm bảo chất lượng được. Thường thì một bao xi măng trộn với khoảng 10 đến 11 thùng cát.
– Bạn cũng cần phải biết rằng khi trộn hồ mà ít xi măng thì vữa không đủ kết dính. Thế nhưng nếu như trộn quá nhiều xi măng sẽ có thể gây nên hiện tượng nứt tường vì hồ quá già.
5. Kiểm soát bảng vật tư và vật dụng hoàn thiện
Bạn không nên xem thường bước tính vật liệu xây nhà. Vì bước tính toán này không những đảm bảo bạn có được một căn nhà như ý mà còn tránh được những hiện tượng chi trội không cần thiết gây lãng phí.
Nhưng trên thực tế thì chi phí vật liệu xây nhà có thể bị chênh lệch tùy thuộc vào các nhà thầu khác nhau, vị trí địa lý cũng như giá cả dao động tại từng địa phương. Đôi khi hiện tượng khan hiếm nguyên vật liệu cũng là nguyên nhân đẩy giá thành lên rất cao.
6. Phát sinh và cách kiểm soát
Điểm này rất quan trọng và cần đặc biệt chú ý là bởi khi bạn khoán thầu bằng hình thức xây nhà trọn gói thì vẫn có chi phí phát sinh.
– Ở giai đoạn xây thô phát sinh thường là do giá vật tư biến động nên bạn cần theo dõi thị trường ở những lúc tăng giá để kiểm soát được và thương lượng với bên công ty xây dựng.
– Còn ở giai đoạn hoàn thiện, các trường hợp phát sinh là do chọn vật liệu có giá cao hơn đơn giá mà nhà thầu đưa ra trong bản hợp đồng. Do đó bạn cần phải nhắm tới các vật dụng, vật liệu phù hợp với khả năng thanh toán.
– Nhớ ưu tiên cho các vật dụng cơ bản rồi mới đến vật dụng trang trí nội thất. Hơn nữa bạn cũng nên tham khảo đơn giá xây dựng của các nhà thầu khác nhau để có cơ sở lựa chọn, so sánh nhà thầu hợp lý và uy tín.